Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Biển 'Stop' ở Việt Nam chỉ để làm cảnh

Nhiều người không hề biết rằng Stop xếp chung ở nhóm biển cấm, thậm chí có người còn không biết tới sự tồn tại của loại biển này.


Khi tôi cùng nhóm bạn ngồi cafe tán gẫu về giao thông thì nói tới hệ thống biển báo hiệu đường bộ. Đến đoạn nhắc tới biển Stop, thì có cuộc tranh cãi to, có người nói rằng, biển này chỉ mang ý nghĩa báo hiệu như kiểu đèn vàng nháy liên tục, có người lại nói nó thuộc nhóm biển cấm, nên phải dừng hẳn lại.

Vậy thực sự ý nghĩa của loại biển này như thế nào, người tham gia giao thông cần làm gì khi thấy biển này?

Theo quy định tại Quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, biển Stop được đánh số 122, là biển "Dừng lại". Theo đó, khi thấy biển này các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe ưu tiên theo quy định dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn cờ) cho phép đi.

Trong trường hợp trên đường không đặt tín hiệu đèn cờ, không có người điều khiển giao thông hoặc các tín hiệu đèn không bật sáng thì người lái xe chỉ được phép đi khi trên đường không còn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Biển này theo quy định phải đặt ở đường không ưu tiên đoạn giao nhau với đường ưu tiên, kèm bảng nhỏ thể hiện hướng ưu tiên ở dưới để người tham gia giao thông hiểu và thực hiện.

Quy định là như vậy, nhưng thực tế, không ai ở Việt Nam thực hiện theo biển báo này. Khi tôi đi công tác nước ngoài hay xem các video trên internet, phương tiện ở nước ngoài thường dừng hẳn, quan sát hai bên kỹ càng sau đó mới cho xe qua, dù cho khi quan sát từ xa có thể thấy đường rất thông thoáng.

Ở Việt Nam thì khác, người ta không cần biết tới sự tồn tại của loại biển này, cứ thế chạy qua, không cần biết đường nào được ưu tiên, đường nào không. Bên cạnh đó, biển báo này đặt ở những vùng quê, miền núi cũng với chữ STOP. Liệu bao nhiêu người dân ở đây hiểu chữ Stop có nghĩa là gì, khi mà tiếng Việt phổ thông có khi họ còn không nói được?

Thay vì cứ phải Stop cho giống nước ngoài, để vận dụng tốt hơn có lẽ các cơ quan chức trách nên treo thêm một biển phụ ở dưới, viết đầy đủ dòng chữ "Dừng lại, quan sát an toàn", để mọi đối tượng tham gia giao thông đều hiểu và làm theo. Thỉnh thoảng đi du lịch đến một vài thành phố tôi cũng thấy có biển phụ phía dưới, nhưng số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Loại biển báo này, đến nay vẫn chỉ để làm cảnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Giới thiệu về TPauto

Được thành lập năm 2009, sau gần 5 năm hoạt động với phương chẩm đi cùng với sự phát triển của người thợ sửa chữa ô tô Việt Nam, Thiên Phong luôn đi đầu trong việc phát triển, chuyển giao công nghệ, và đã vinh dự trở thành nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam về các thiết bị chẩn đoán lỗi ô tô...More >>