Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông tin hữu ích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông tin hữu ích. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Những điều cần tránh khi sử dụng lốp xe ô tô

Lốp xe là một phần rất quan trọng, nhất là lốp ô tô nó quyết định đến an toàn của bạn ngoài ra còn tiết kiệm được cả nhiên liệu khi bạn vận hành. Vậy khi sử dụng lốp ôtô bạn cần tránh những điều gì?
cach-su-dung-lop-oto

Những điều cần tránh khi sử dụng lốp xe ô tô

1. Lốp quá hạn sử dụng

Lop oto trung bình có tuổi thọ là 10 năm nên khi bạn sử dụng đã quá 10 năm thì nên thay mới để đảm bảo an toàn. Nếu bạn mua lốp thì nên để ý trên thành lốp bao giờ cũng có 1 dãy mã số (bắt đầu bằng cụm DOT) và kết thúc bằng 4 chữ số. Đó chính là các con số chỉ ngày tháng năm sản xuất. Chẳng hạn nếu 4 chữ số cuối dãy là 2305, có nghĩa là lốp này xuất xưởng vào tuần thứ 23 của năm 2005. Vì được làm bằng cao su, nếu để quá lâu, lốp xe sẽ không còn tốt như khi mới được sản xuất.
Một chiếc lốp quá “đát” thường bị mờ dãy số này, cho dù nhìn bề ngoài thì có vẻ như lốp vẫn sử dụng “ngon”. Khi đã quá hạn sử dụng có nghĩa là lốp đã mất hết những tính năng vốn có. Nhà sản xuất đã lường trước điều này và khuyên rằng kể cả những chiếc lốp mới không dùng mà chỉ cất trong kho nhưng đã hết hạn sử dụng thì xem như đã kết thúc vòng đời.

2. Lốp rạn bị nứt

Cấu tạo chủ yếu của lốp xe là cao su. Hợp chất cao su rất dễ bị hư hại bởi tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời và hoá chất. Việc tránh để xe dưới trời nắng đồng nghĩa với việc bảo vệ lốp xe khỏi hiện tượng rạn nứt vì tia tử ngoại.
lop-bi-ran-nut
Không dùng lốp đã bị rạn nứt
Với lốp chưa sử dụng nhất thiết tránh để lốp gần các thiết bị phát điện, các chất hoá học hoặc những nơi nó nhiệt độ cao. Mặc dù mặt ngoài của lốp được bôi một lớp dầu bảo vệ song quá trình vận chuyển làm nó bị khô đi. Thỉnh thoảng nên kiểm tra lốp dự phòng và bôi lớp dầu bảo vệ.

3. Lốp để non hơi

Chạy xe với chiếc lốp non hơi chẳng khác nào để lốp xe dưới một lò lửa. Gần như toàn bộ áp lực chuyển động và sức nặng của xe dồn vào chiếc lốp thiếu độ căng cần thiết. Ma sát sinh ra đốt cháy cao su và sợi tổng hợp khiến lốp bị biến dạng. Lái xe cần chú ý đến thông số về áp suất hơi phù hợp in trên thành lốp. Lượng khí tiêu chuẩn có tác dụng giữ cho ta-lông và thành lốp không lệch hay méo mó. Việc chuẩn bị một chiếc bơm chân trong hộp đồ và thường xuyên kiểm tra độ căng của lốp là rất cần thiết.
kiem-tra-ap-suat-lop
Kiểm tra áp suất của lốp

4. Lốp bơm quá căng

Áp suất căng hơi được in trên thành lốp chính là mức áp suất cực đại cho phép với lượng khí bên trong lốp xe. Vượt quá mức này có nghĩa là lốp quá căng. Điều này tưởng đơn giản nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành xe. Phanh tay sẽ dễ mất tác dụng và ta-lông lốp có xu hướng bị lệch.

5. Lốp bị vật nhọn đâm thủng

Tất cả các tác động của vật từ bên ngoài vào lốp xe đều có thể là nguyên nhân gây ra hỏng lốp như thủng, mòn hoặc bị xẻ. Bất cứ sự mất cân bằng nào cũng gây ảnh hưởng đến vành và bánh xe. Việc sửa chữa ngay tức khắc khi có ngoại vật đâm vào lốp xe là yêu cầu cần thiết. Một miếng vá tạm thời không những giúp lốp xe giữ hơi mà còn ngăn cản nước xâm nhập. Nếu như không có điều kiện vá lốp ngay tức khắc, lái xe cần tránh đi vào nước và dừng ngay khi lốp quá non.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Những đèn cảnh báo tín hiệu mà các tài xế không thể bỏ qua

Nếu một trong những đèn cảnh báo tín hiệu sau mà sáng chứng tỏ một trong các hệ thống của bạn ghặp vấn đề về hệ thống chung Hỏng hóc chính xác chỉ có thể được xác định với những thiết bị chuẩn đoán chuyên dụng.
Những đèn cảnh báo tín hiệu mà các tài xế không thể bỏ qua.
Ý nghĩa các loại đèn báo trên bảng táp-lô xe hơi
Thường đèn cảnh báo tín hiệu sẽ báo sáng nếu có bộ phận nào đó cần được quan tâm và đèn sẽ ít báo sáng hơn nếu xe thường xuyên bảo dưỡng theo định kỳ. Một số cảnh báo chỉ đơn giản là thông tin cho chủ xe về một trục trặc hệ thống chung chung. Hỏng hóc chính xác chỉ có thể được xác định với những thiết bị chuẩn đoán chuyên dụng. Sau đây là 9 loại đèn cảnh báo tín hiệu thường gặp trên xe ô tô mà bạn không nên bỏ qua.

1. Đèn cảnh báo túi khí:

Nếu đèn cảnh báo túi khi sáng, điều này cho thấy rắc rối với hệ thống túi khí. Biểu tượng này cũng có thể xuất hiện khi một hay nhiều túi khi bị vô hiệu hóa bằng tay. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần kiểm tra tại một trung tâm dịch vụ có giấy chứng nhận.

Những đèn cảnh báo tín hiệu mà các tài xế không thể bỏ qua.
Biểu tượng đèn cảnh báo túi khí.

2. Đèn báo hệ thống ABS:


Những đèn cảnh báo tín hiệu mà các tài xế không thể bỏ qua.
Tín hiệu đèn báo hệ thống phanh ABS
Cho biết hệ thống chống bó cứng phanh ABS đã gặp trục trặc hoặc một cảm biến cần phải thay. Biểu tượng này cũng phát sáng nếu một trong những cảm biến quá bẩn, hoặc người sử dụng đã thực hiện một pha đốt lốp và dừng xe đủ nhanh để đánh lừa hệ thống ABS hoặc xe bị sa lầy trong bùn hoặc tuyết và bánh xe xoay tít một chỗ.

3. Đèn báo động cơ:


Những đèn cảnh báo tín hiệu mà các tài xế không thể bỏ qua.
Đèn báo tín hiệu động cơ
Biểu tượng này thông báo rằng một cảm biến đơn giản đã bị hỏng và động cơ không hoạt động ở trạng thái tốt nhất khiến lượng khí thải nhiều hơn mức bình thường.

4. Nhiệt độ động cơ:

Nếu đèn này không tắt sau khi đã chạy vài cây số thì nên mang xe đi kiểm tra. Bộ ổn nhiệt hoặc quạt thông gió có thể lúc nào cũng bật và đây là nguy cơ không nhỏ bởi động cơ sẽ ngốn xăng hơn và phát ra nhiều khí thải hơn.

Những đèn cảnh báo tín hiệu mà các tài xế không thể bỏ qua.
Tín hiệu đèn báo nhiệt độ động cơ

5. Đèn báo áp suất dầu:


Những đèn cảnh báo tín hiệu mà các tài xế không thể bỏ qua.
Tín hiệu đèn báo áp xuất dầu trong động cơ
Về cơ bản, nếu tín hiệu này xuất hiện có nghĩa áp suất dầu trong động cơ quá thấp hoặc quá cao, vì thế hãy kiểm tra trước khi lái xe đi. Đèn báo áp suất dầu cũng cho biết có thể bơm dầu đã bị hỏng hoặc đường vào bị tắc. Dầu với độ nhớt sai cũng có thể là lý do khác khiến đèn sáng.

6. Đèn chiếu gần (đèn cốt)


Những đèn cảnh báo tín hiệu mà các tài xế không thể bỏ qua.
Đèn tín hiệu chiếu gần.
Thông báo rằng đèn chiếu gần hoặc đèn ban ngày/đèn định vị đang bật. Tín hiệu này còn có thể đồng nghĩa một hoặc nhiều bóng đã hỏng.

7. Cảnh báo nhiên liệu:


Những đèn cảnh báo tín hiệu mà các tài xế không thể bỏ qua.
Đèn báo tín hiệu nhiên liệu.
Nếu vạch cuối cùng của đồng hồ nhiên liệu sáng có nghĩa đã đến lúc ghé trạm xăng và đổ đầy bình.

8. Cảnh báo nước rửa kính:


Những đèn cảnh báo tín hiệu mà các tài xế không thể bỏ qua.
Đèn tín hiệu nước rửa kính.
Cho biết chủ xe cần đổ đầy nước rửa kính chắn gió.

9. Hệ thống lái trợ lực điện:


Những đèn cảnh báo tín hiệu mà các tài xế không thể bỏ qua.
Đèn tín hiệu hệ thống trợ lực điện.
Có vấn đề gì đó với hệ thống lái trợ lực điện EPS. Không quá nguy hiểm, nhưng hệ thống lái có thể mang lại cảm giác như trên những chiếc xe vào những năm 1950. Hãy đưa xe đến các trạm dịch vụ sửa chữa.
Trên đây là 9 loại đèn cảnh báo trên ô tô mà chúng ta không thể bỏ qua dù là lái xe lâu năm hay mới học lái.Thông tin ô tô khuyên các bạn hãy kiểm tra xe của bạn hàng ngày hay trước mỗi một chuyến hành trình để đảm bảo rằng xe của mình vân vận hành tốt nếu thấy bất kỳ đèn tín hiệu nào trên các đèn trên thì các bạn phải kiểm tra lại hệ thống đó nhé. Chúc các bạn lái xe an toàn!

Giới thiệu về TPauto

Được thành lập năm 2009, sau gần 5 năm hoạt động với phương chẩm đi cùng với sự phát triển của người thợ sửa chữa ô tô Việt Nam, Thiên Phong luôn đi đầu trong việc phát triển, chuyển giao công nghệ, và đã vinh dự trở thành nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam về các thiết bị chẩn đoán lỗi ô tô...More >>